Tại Việt Nam Xông hơi tẩy độc

Tại Việt Nam, từ năm 2012, Ban Chủ nhiệm chương trình nghiên cứu trọng điểm cấp nhà nước về “Nghiên cứu khắc phục hậu quả lâu dài chất da cam/dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh đối với môi trường và sức khỏe con người VN” đã tổ chức họp bàn về kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu và ứng dụng một số biện pháp điều trị giải độc không đặc hiệu cho những người bị phơi nhiễm chất da cam/dioxin” do Bệnh viện 103 chủ trì thực hiện.[11]

PGS-TS Lê Kế Sơn, Chủ nhiệm chương trình khẳng định phương pháp điều trị dựa trên nguyên lý giải độc không đặc hiệu bằng cách kết hợp sử dụng vitamin liều cao, nhất là vitamin PP, dầu thực vật, xông hơi đã cải thiện sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là nồng độ dioxin trong máu giảm rõ so với nồng độ dioxin trước điều trị.[11] Tuy nhiên, cơ quan chưa cung cấp bất kì tài liệu mang số liệu có kiểm định thống kê lâm sàng hợp lệ nào chứng tỏ sự hiệu quả của phương pháp, chưa tiến hành lập nhóm kiểm soát.

Ngày 20.2.2014, Hội NNCĐDC Đà Nẵng tổ chức lễ khánh thành đưa vào trung tâm xông hơi - giải độc và phục hồi chức năng tại đường Nguyễn Văn Huề (P.Thanh Khê Tây, Q.Thanh Khê), có vốn đầu tư 2,2 tỉ đồng, do Quỹ Harris Freeman Foundation tài trợ. Trung tâm có diện tích sử dụng 300 m2 gồm 2 phòng xông hơi nam, nữ; phòng khám bệnh, phòng xét nghiệm, phòng uống vitamin. Bà Hiền cho biết trung tâm phục vụ cho khoảng 5.000 NNCĐDC trên địa bàn TP.Đà Nẵng. Với những NNCĐDC là hộ nghèo, việc tẩy độc hoàn toàn miễn phí.[11]

Nhưng qua 2 năm thực hiện 17 đợt tẩy độc cho hơn 300 người tại trung tâm, có rất nhiều người trong số đó không nằm trong danh sách những người bị phơi nhiễm, hoặc có nguy cơ phơi nhiễm dioxin cũng tham gia với hy vọng “không bổ chiều ngang cũng bổ chiều dọc”.

Bác sĩ Nguyễn Văn Đức, Phó giám đốc trung tâm mô tả phương pháp tẩy độc ở trung tâm, về căn bản là tương tự phương pháp của Hubbard, bao gồm sử dụng vitamin liều cao, uống dầu, khoáng chất, tắm hơi lâu,... Việc sử dụng vitamin liều cao để áp dụng cho người bình thường trên thế giới đã có những hệ lụy khôn lường (như sẽ nói sau đây), thế mà trung tâm cấp nhà nước này lại áp dụng liệu pháp thay thế này cho những nạn nhân mắc bệnh dioxin.

Ngoài ra, ngay từ khi bắt đầu có thông tin về chương trình Purif được áp dụng cho NNCĐDC tại VN, nhiều chuyên gia nước ngoài đã lên tiếng cảnh báo. Tiến sĩ Wayne Dwernychuk, chuyên gia về chất độc da cam người Canada, khẳng định Purif hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Trong bài viết gửi riêng cho trang tin điện tử tiếng Anh của Thanh Niên, ông cho biết đến nay chưa có công trình y học nghiêm túc nào chứng minh tính hiệu quả của phương pháp giả khoa học Purif.

Tương tự, thư ký Hội Hữu nghị Anh - Việt Len Aldis, người dành phần lớn cuộc đời vận động hỗ trợ NNCĐDC tại VN cho đến khi qua đời năm 2015, cũng đã kịch liệt phản đối áp dụng Purif. Ông từng viết trên trang báo Thanh Niên hồi năm 2013 rằng việc nhiều bệnh nhân cho biết “cảm thấy khỏe hơn” sau khi tham gia “tẩy độc” chưa đủ xem là bằng chứng về hiệu quả của chương trình gây tranh cãi này. “Dĩ nhiên đến tôi cũng sẽ thấy “khỏe hơn” sau nhiều tháng xông hơi, massage và tập thể dục. Tuy nhiên, chưa có phân tích khoa học rõ ràng nào về kết quả lâu dài”, ông viết. Theo một số chuyên gia khác, cái gọi là kết quả khả quan bước đầu của Purif có thể đến từ tâm lý của người tham gia hơn là hiệu quả thật.[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Xông hơi tẩy độc http://junkfoodscience.blogspot.com/2007/01/cautio... http://www.newkirkherald.com/Newkirk%20Homepage/ns... http://www.newsreview.com/sacramento/Content?oid=2... http://www.philly.com/inquirer/health_science/dail... http://www.sfgate.com/cgi-bin/article.cgi?file=/c/... http://www.sfgate.com/cgi-bin/article.cgi?file=/ch... http://www.slate.com/id/2108471/ http://www.sptimes.com/News/32899/Pasco/Store_sell... http://www.cde.ca.gov/ls/he/at/narcononevaluation.... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1180571